Đi tiểu ra máu hay còn gọi là đái ra máu, là tình trạng nước tiểu có lẫn máu. Vậy đi tiểu ra máu là dấu hiệu của bệnh gì, đái ra máu có nguy hiểm không? Tiểu ra máu có 2 dạng chính là tiểu ra máu vi thể, và tiểu ra máu đại thể.
Theo đó với trường hợp dùng mắt nhìn thấy máu lẫn trong nước tiểu thì được gọi là đại thể. Với trường hợp tiểu ra máu vi thể, chúng ta không thể nhìn thấy bằng mắt thường mà phải dùng kính hiển vi hoặc phương pháp Addis mới phát hiện được, do lượng máu lẫn trong nước tiểu quá ít.
Khi người bệnh đi vệ sinh nhẹ sẽ thấy được màu nước tiểu có sự khác biệt không phải màu vàng nhạt như người bình thường mà nó có màu hồng, đỏ nhạt hoặc màu nâu, một số trường hợp có màu gỉ sắt. Đó chính là hiện tượng của nước tiểu có lẫn hồng cầu. Tùy thuộc màu của nước tiểu mà chuẩn đoán được bệnh nặng hay nhẹ và mức độ của bệnh đang diễn biến xấu hay không. Bệnh tiểu ra máu là bệnh thường gặp và không phân biệt tuổi tác, những người mắc bệnh thường từ 25 tuổi trở lên. Ở độ tuổi càng cao, bệnh không được chữa kịp thời thì bệnh sẽ có chiều hướng xấu đi nhanh hơn với người trẻ do sức đề kháng kém hơn.
Hỏi:
- Chào bác sĩ, tôi là Thúy Hằng, 32 tuổi là nhân viên maketting. Thời gian gần đây, tôi để ý tới màu sắc của nước tiểu thay đổi mỗi khi đi vệ sinh, mới đầu nước tiểu của tôi màu hồng sau đó là màu đỏ nhạt. Tôi rất lo lắng và đã theo dõi hơn 1 tuần, màu nước tiểu càng ngày càng đậm hơn. Tôi có đọc dấu hiệu của bệnh trên web của phòng khám và tôi nghĩ mình bị bệnh tiểu ra máu. Vậy bác sĩ cho tôi hỏi bệnh tiểu ra máu do nguyên nhân nào gây ra? Và bệnh đi tiểu ra máu có nguy hiểm hay không? Tôi xin cảm ơn. (Thúy Hằng, Ninh Bình)
- Chào bác sĩ, tôi là Khang Hùng, 45 tuổi, là lái xe. Tôi có một vấn đề muốn được bác sĩ giải đáp cho tôi. Hơn 1 tuần vừa rồi, tôi có hiện tượng đi vệ sinh nhưng nước tiểu lại màu hơi hồng hồng. Tôi có đi khám qua và biết được mình bị mắc bệnh tiểu ra máu. Bác sĩ cho tôi hỏi bệnh tiểu ra máu của tôi do đâu, và nó có nguy hại gì không? Tôi xin cảm ơn bác sĩ. (Khang Hùng, Thanh Hóa)
Trả lời:
Chào bạn Thúy Hằng và bạn Khang Hùng, chúng tôi rất cảm ơn vì các bạn đã tin tưởng và gửi thư thắc mắc cho phòng khám. Sau đây, chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cho các bạn như sau:
Theo những dấu hiệu của bạn Thúy Hằng và kết quả khám bệnh của bạn Khang Hùng cung cấp cho chúng tôi, có thể các bạn đã mắc phải tình trạng tiểu ra máu. Bệnh tiểu ra máu thời gian đầu tuy không nguy hiểm tính mạng nhưng nếu để lâu ngày có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm nếu không được chữa trị.
Nhìn chung, đái ra máu có khá nhiều nguyên nhân gây ra, có thể do viêm nhiễm đường tiết liệu, bàng quang, thận, hay tổn thương do tai nạn hoặc chơi thể thao... Để xác định được chính xác nguyên nhân gây tiểu ra máu, người bệnh sẽ cần phải làm một số xét nghiệm nước tiểu.
Một số trường hợp tiểu ra máu có thể là tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc như: penicillin, aspirin, cyclophosphamid, heparin, hoặc phenazopyridine.
Như đã nói ở trên, tiểu ra máu không phải là bệnh, nó là triệu chứng - dấu hiệu của một số bệnh nguy hiểm dưới đây.
- Đi tiểu ra máu do nhiễm trùng bàng quang (viêm bàng quang cấp tính): Ở người lớn, nhiễm trùng bàng quang làm người bệnh đau rát khi đi tiểu. Với trẻ sơ sinh, nhiễm trùng bàng quang có thể gây sốt, cáu kỉnh, kém ăn. Trẻ lớn hơn có thể có sốt, đau rát khi đi tiểu hoặc đau bụng dưới.
- Tiểu ra máu do nhiễm trùng thận (viêm bể thận): Các triệu chứng có thể bao gồm sốt, ớn lạnh, đau sườn, trong đó đề cập đến đau ở vùng lưng dưới.
- Tiểu ra máu do sỏi thận: Các triệu chứng đi kèm có thể bao gồm bụng dữ dội hoặc đau vùng chậu.
- Bị tiểu ra máu do bệnh thận: Các triệu chứng có thể bao gồm cơ thể bị suy nhược, huyết áp cao, và cơ thể sưng tấy - phù nề, bọng mắt.
- Đi tiểu ra máu do viêm tuyến tiền liệt (lành tính tuyến tiền liệt cấp tính) hoặc ung thư tuyến tiền liệt
- Hay do các bệnh di truyền như bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm và bệnh u nang thận.
- Khối u trong bàng quang, thận, hoặc tuyến tiền liệt cũng có thể là nguyên nhân dẫn tới đái ra máu.
Chúng tôi khằng định nếu như bệnh tiểu ra máu để càng lâu sẽ có thể gây ra nguy hiểm vì tiểu ra máu thường là dấu hiệu nguy hiểm của nhiều bệnh lý. Đối với những người khỏe mạnh, bình thường thường đi ra nước tiểu màu vàng nhạt nhưng đối với những người đi vệ sinh mà ra máu bất thường thì có dấu hiệu của viêm hoặc ung thư.
- Nếu như tiểu ra máu kèm theo dấu hiệu như tiểu buốt, tiểu rát, sốt, ớn lạnh, buồn nôn và nôn, đau vùng xương mu hoặc vùng bàng quang, lượng nước tiểu ít thì người bệnh có thể mắc bệnh nhiễm trùng bàng quang. Nếu như không được chữa trị kịp thời hoặc chữa dứt điểm thì bệnh nhiễm trùng bàng quang có thể biến chứng nặng hơn dẫn tới nhiễm trùng thận.
- Đi tiểu ra máu kèm theo sưng tấy, phù nề chi dưới, giảm đi tiểu và huyết áp cao bạn có thể sẽ bị viêm cầu thận. Biến chứng nặng hơn bạn có thể mắc như suy tim cấp (nguy hiểm đến tính mạng), suy thận mãn tính, suy thận cấp tính…
- Nếu bạn có thể thấy đau dữ dội phía sau hoặc đau một bên háng, thường xuyên có cảm giác buồn tiểu thì bạn có thể bị sỏi thận
- Bạn cũng có thể bị rối loạn chảy máu khiến cho bệnh nhân có thể bị tiểu ra máu.
- Nhưng có một số trường hợp, màu của nước tiểu bất thường đôi khi không phải là dấu hiệu bị bệnh, mà có thể do một số thực phẩm khi ăn vào khiến cho bị biến đổi màu sắc nước tiểu trong thời gian ngắn.
Tùy thuộc vào nguyên nhân gây tiểu ra máu, sẽ có cách điều trị khác nhau. Nói chung, cách điều trị tiểu ra máu là phải điều trị triệt để nguyên nhân của bệnh. Sau khi điều trị, bác sĩ sẽ kiểm tra lại tình trạng bệnh của bạn, nếu vẫn còn có lẫn máu trong nước tiểu, bạn sẽ phải kiểm tra kĩ càng, điều trị tiếp.
Trên đây là những phân tích của chúng tôi cho thắc mắc của các bạn về bệnh tiểu ra máu là gì, mức độ nguy hiểm của bệnh. Hy vọng bạn đã hiểu được rõ về tiểu ra máu (đái ra máu) và sớm tới gặp bác sĩ để được chữa trị kịp thời. Chúc bạn đọc sớm khỏi bệnh.