Biểu hiện bệnh giang mai sẽ theo từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai đoạn sẽ có triệu chứng, dấu hiệu khác nhau. Triệu chứng bệnh giang mai điển hình là các nốt loét màu đỏ tại các vị trí tiếp xúc với nguồn lây nhiễm.
Nhận biết sớm những biểu hiện và triệu chứng của bệnh giang mai, là một trong những cách để bạn phát hiện sớm ra bệnh giang mai và có những biện pháp điều trị kịp thời. Chúng tôi cũng cho rằng: nếu bạn sớm phát hiện ra bệnh giang mai thì chúng không còn là nỗi lo lắng đáng sợ của bạn nữa. Nhưng làm sao để có được những thông tin chính xác và đầy đủ nhất về biểu hiện cũng như triệu chứng của bệnh giang mai? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây của chúng tôi!
Theo một đánh giá gần đây: giang mai là bệnh lây truyền mang tính xã hội, có mức độ nguy hiểm thứ hai so với các bệnh xã hội khác, chỉ đứng sau bệnh HIV/AIDS. Một trong những lý do để đánh giá mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai là: mặc dù bệnh có những biểu hiện qua từng giai đoạn cụ thể, nhưng lại có giai đoạn tiềm ẩn rất dài. Trong giai đoạn này, người mắc bệnh giang mai rất dễ lây nhiễm sang người khác thông qua việc quan hệ tình dục hoặc các tiếp xúc thông thường. Từ đó giang mai không chỉ là mối lo lắng của một người, mà còn là sự bận tâm của cả cộng đồng.
Các biểu hiện phức tạp của bệnh giang mai còn khiến cho Sir William Osler đưa ra nhận xét: “bác sĩ mà hiểu biết về bệnh giang mai là hiểu biết về y học”. Điều đó đủ cho chúng ta thấy được sự nguy hiểm và phức tạp của bệnh giang mai.
Việc nắm được triệu chứng của bệnh giang mai, sẽ giúp ích cho bạn trong việc nhận biết bệnh, chữa bệnh kịp thời và phòng tránh lây nhiễm cho những người xung quanh.
Bệnh giang mai phát triển qua ba giai đoạn chủ yếu với các mức độ biểu hiện khác nhau như sau:
Sau khi bị nhiễm bệnh giang mai từ 2 – 4 tuần, bệnh nhân sẽ có những biểu hiện đầu tiên của bệnh giang mai.
Xuất hiện các vết loét màu đỏ trên vùng niêm mạc của bệnh nhân, nơi có tiếp xúc với mầm bệnh. Những tổn thương này được gọi là săng, chúng có đường kính từ 1 – 2cm, có viền bao quanh và nổi cao trên bề mặt niêm mạc. Thông thường các vết loét này sẽ tiết dịch, nhưng về cơ bản không gây đau đớn cho các bệnh nhân và khi ấn vào thấy tương đối cứng.
Ở nam giới, các vết loét này thường được tìm thấy ở quy đầu, thân dương vật, rãnh quy đầu, bìu. Nếu như bạn tiếp xúc với mầm bệnh tại miệng và hậu môn, thì các săng giang mai cũng xuất hiện ở vị trí đó.
Hạch bạch huyết của bệnh nhân nổi cao. Sau một thời gian từ 3 – 6 tuần, kể cả bạn không điều trị thì những dấu hiệu giang mai trên sẽ tự động biến mất mà không để lại thâm nhiễm nào. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng rằng bệnh giang mai đã khỏi hoàn toàn.
Lúc này soắn khuẩn giang mai đã tấn công vào máu của bệnh nhân và có những biểu hiện như sau:
Xuất hiện các nốt ban hồng chứa nhiều dịch mủ bên trong, các nốt ban này xuất hiện tiềm ẩn dưới da và khi bạn ấn nhẹ sẽ thấy chúng biến mất. Vị trí xuất hiện của các nốt ban thường là: ở dưới nách, hai bên lưng và bụng… Các nốt ban này có đặc điểm là rất dễ bị tổn thương do bề mặt niêm mạc rất mỏng. Nếu bị tổn thương chúng sẽ chảy dịch mủ, trong dịch mủ đó có chứa một lượng lớn soắn khuẩn giang mai và có thể lây bệnh sang người khác.
Một số bệnh nhân còn lầm tưởng về việc xuất hiện các ban hồng này là do các bệnh da liễu khác. Ngoài ra, người bị bệnh giang mai còn có các biểu hiện sau: hạch bạch huyết nổi cao, đau nhức xương khớp, suy nhược cơ thể, sút cân nghiêm trọng…
Bạn có thể thấy xuất hiện các nốt mụn ẩm ở bẹn và những tổn thương màu đỏ, trắng bên trong miệng của mình. Nếu sức đề kháng của bạn kém, bạn có thể gặp phải các biến chứng khác nhau của bệnh như: viêm dây thần kinh thị giác, viêm khớp, viêm màng não…
Cũng giống như bệnh giang mai ở giai đoạn đầu, các triệu chứng của bệnh giang mai ở giai đoạn này có thể tự động biến mất mà không cần phải chữa trị. Sau giai đoạn này, bệnh giang mai sẽ bước vào giai đoạn tiềm ẩn kéo dài từ 1 – 46 năm.
Theo một nghiên cứu mới nhất của các chuyên gia: có tới từ 30 – 40% số bệnh nhân bị mắc giang mai sẽ tiến triển đến giai đoạn này. Ở giai đoạn muộn, bệnh giang mai không còn khả năng lây nhiễm cho người khác nữa. Nhưng ngược trở lại, chúng liên tục tấn công hệ miễn dịch của cơ thể và gây ra rất nhiều tổn hại cho tim, não, mắt, hệ thống thần kinh, xương khớp. Những tổn thương này đủ để có thể khiến bạn bị tử vong.
Soắn khuẩn giang mai tấn công trực diện vào trung khu thần kinh của các bệnh nhân và gây ra hiện tượng trầm cảm, rối loạn nhân thức và hành động của người bệnh. Đồng thời hệ xương khớp của các bệnh nhân không còn linh hoạt, một số người bệnh còn bị bại liệt.
Triệu chứng bệnh giang mai khi gặp phải tổn thương dạng này là, trên niêm mạc của bệnh nhân xuất hiện các tổn thương có hình cầu, không đối xứng và rất dễ hoại tử. Những tổn thương này rất dễ liên kết với những viêm nhiễm khác trong cơ thể và hình thành hiện tượng bội nhiễm. Nếu không được điều trị kịp thời, bạn có thể phải đối mặt với khả năng nhiễm trùng và tử vong.
Triệu chứng bệnh giang mai thường thấy của các bệnh nhân bị giang mai tim mạch là chứng phình động mạch chủ rất nguy hiểm với tính mạng.
Bạn đọc thân mến! Những biểu hiện và triệu chứng của bệnh giang mai mà chúng tôi đưa ra trên đây, hi vọng mang tới bạn những thông tin cần thiết nhất trong việc bảo vệ sức khỏe bản thân. Bạn nên lưu ý và cẩn trọng, nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi, theo số điện thoại: – 0386.977.199 để được tư vấn bởi các bác sĩ nam khoa.