Tìm hiểu bệnh giang mai là gì?

Lượt xem: 23146
Đánh giá :
Điểm trung bình: 4.2 / 10 ( 127 lượt đánh giá )

Tìm hiểu bệnh giang mai và những con đường lây nhiễm bệnh giang mai sẽ giúp bạn có cái nhìn đúng đắn và toàn diện hơn về bệnh. Từ đó nâng cao khả năng tự phòng vệ của bản thân trước nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.

Virut treponema Pallidum gây ra bệnh giang mai

Mặc dù luôn được cảnh báo là một trong bệnh xã hội rất nguy hiểm, nhưng nhìn chung, vẫn tồn tại nhiều thông tin và đánh giá sai lệch về bệnh giang mai. Vậy bệnh giang mai là gì? Các con đường lây nhiễm giang mai? Hãy tham khảo những thông tin dưới đây mà các chuyên gia phòng khám nam khoa cung cấp.

Bệnh giang mai là gì?

Bệnh giang mai được đánh giá là một trong những bệnh xã hội nguy hiểm nhất và có khả năng đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng sống của cộng đồng. Bệnh giang mai được xác định là bệnh do xoắn khuẩn giang mai có tên treponema Pallidum gây ra. Đây là loại xoắn khuẩn tương đối yếu, nhưng có sức sống dai dẳng. Chính vì vậy khi mắc bệnh giang mai, bệnh nhân thường có giai đoạn ủ bệnh khá dài, với những biểu hiện khá mơ hồ và nếu không được phát hiện, điều trị sớm, có thể bệnh nhân sẽ phải chung sống với bệnh suốt đời.

Bệnh giang mai phát triển chủ yếu qua ba giai đoạn chính và một giai đoạn ủ bệnh khá dài. Biến chứng của bệnh giang mai có thể gây tổn thương tới não bộ, động mạch chủ, cơ xương khớp, hệ thống thần kinh. Không chỉ gây ra nhiều tổn thương, đau đớn cho bệnh nhân, mà còn có thể khiến người bệnh không kiểm soát được hành vi của mình, hoặc nguy hiểm hơn là tử vong.

Bệnh giang mai không chỉ đe dọa đến tính mạng của một người hay một nhóm người. Mà thông qua những con đường lây nhiễm bệnh giang mai khác nhau, có thể gây ảnh hưởng đến sự phát triển cũng như sự bền vững của xã hội.

Các con đường lây nhiễm giang mai

Quan hệ tình dục

Quan hệ tình dục không an toàn là con đường ngắn và dễ nhất, khiến bạn lây nhiễm bệnh giang mai.

Sở dĩ chúng tôi nói như vậy vì: Bệnh giang mai có giai đoạn tiềm ẩn rất dài và không rõ ràng, khiến nhiều bệnh nhân không nhận thức được việc mình bị mắc giang mai và có quan hệ với bạn tình của mình. Trong quá trình quan hệ tình dục, bạn không thể loại trừ khả năng mình sẽ bị lây nhiễm bệnh giang mai thông qua chất dịch được tiết ra, hoặc những tổn thương rất nhỏ mà bạn không cảm nhận được khi quan hệ tình dục. Kể cả bạn đã sử dụng bao cao su, bạn vẫn có khả năng bị mắc bệnh giang mai (mặc dù tỷ lệ này khá nhỏ).

Qua các vết thương hở

Những vết thương hở của bệnh nhân bị giang mai hoàn toàn có thể chứa mầm bệnh và dễ dàng lây nhiễm sang những người khác, thông qua những tiếp xúc trực tiếp với mầm bệnh.

Chính vì vậy, khi tiếp xúc với bệnh nhân bị bệnh giang mai, bạn cần thiết phải đề phòng nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.

Thông qua vật dụng trung gian

Xoắn khuẩn giang mai có thể tồn tại được ở môi trường ẩm ướt trong thời gian dài. Chính vì vậy khi sử dụng chung những vật dụng cá nhân như: Bàn chải đánh răng, khăn mặt, khăn tắm… Bạn hoàn toàn có nguy cơ lây nhiễm bệnh giang mai.

Theo các chuyên gia: Bạn nên thận trọng với các loại vật dụng cá nhấn của người khác và tốt nhất không nên sử dụng chung.

Thông qua con đường máu

Muốn xét nghiệm chính xác bệnh giang mai, bạn phải trải qua hai xét nghiệm chính là: Xét nghiệm phản ứng RPR và xét nghiệm phản ứng TPHA. Xét nghiệm RPR sẽ được thực hiện trước. Khi bạn có kết quả dương tính với xoắn khuẩn giang mai, thì bạn sẽ được thực hiện tiếp xét nghiệm TPHA. Ngược lại, nếu kết quả xét nghiệm phản ứng RPR của bạn âm tính, thì thường các bác sĩ sẽ đưa ra kết luận bạn không bị mắc bệnh giang mai.

Tuy nhiên, trên thực tế, các xét nghiệm máu RPR ở giai đoạn đầu của bệnh giang mai có thể cho kết quả âm tính. Chính vì vậy một số bệnh nhân bị bệnh giang mai vẫn “vô tư” hiến máu cho người khác. Điều này đã dẫn tới nhiều hệ quả đáng tiếc. Tuy nhiên cũng phải lưu ý là những trường hợp này thường không nhiều.

Một đối tượng mà chúng tôi cho rằng dễ mắc bệnh giang mai thông qua con đường máu thường là do sử dụng chung bơm kim tiêm, đặc biệt là các đối tượng nghiện hút...

Thông qua nhau thai

Nhau thai của người mẹ là con đường giúp cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Nếu người mẹ bị mắc bệnh giang mai, có thể thông qua nhau thai lây nhiễm cho con yêu của mình. Ngoài ra, sinh thường cũng là một trong những con đường khiến bệnh giang mai có thể lây nhiễm từ mẹ sang con.

Trên đây là tư vấn của các chuyên gia phòng khám Nam khoa Hưng Thịnh về bệnh giang mai là gì? và các con đường lây nhiễm giang mai. Nếu bạn còn thắc mắc hãy nói chuyện với chúng tôi theo số điện thoại: để được tư vấn bởi các chuyên gia.

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Biểu hiện - Triệu chứng bệnh giang mai như thế nào?
Biểu hiện - Triệu chứng...
Biểu hiện bệnh giang mai sẽ theo từng giai đoạn khác nhau, mỗi giai...
Hình ảnh các giai đoạn bệnh giang mai
Hình ảnh các giai đoạn...
Các hình ảnh bệnh giang mai theo từng giai đoạn, sẽ giúp bạn đọc...
Các bệnh xã hội ở nam giới hay mắc phải
Các bệnh xã hội ở nam...
Các bệnh xã hội ở nam giới thường mắc phải là những bệnh gì?...
Xét nghiệm giang mai ở đâu?
Xét nghiệm giang mai ở đâu?
Bạn đang băn khoăn không biết xét nghiệm giang mai ở đâu chính xác...
Bệnh giang mai có chữa khỏi không?
Bệnh giang mai có chữa khỏi...
Bạn đang băn khoăn không biết bệnh giang mai có chữa khỏi hoàn toàn...
Cách nhận biết bệnh giang mai giai đoạn đầu
Cách nhận biết bệnh giang...
Bệnh giang mai cực kỳ nguy hiểm, nếu người bệnh không được phát...