Các hình ảnh bệnh giang mai theo từng giai đoạn, sẽ giúp bạn đọc dễ hình dung ra các triệu chứng bệnh giang mai và mức độ nguy hiểm của bệnh giang mai gây ra. Mời bạn đọc cùng theo dõi các hình ảnh chi tiết của bệnh giang mai theo từng giai đoạn phát triển.
Có rất nhiều con đường lây nhiễm bệnh giang mai. Một trong số những con đường chủ yếu lây bệnh giang mai là con đường tình dục.
Quan hệ tình dục bừa bãi không an toàn là con đường lây nhiễm giang mai
Ngoài ra còn có những nguyên nhân khác nhau lây nhiễm bệnh giang mai như: lây từ mẹ sang con, lây qua đường máu, qua vật trung gian…
Hình ảnh xoắn khuẩn giang mai
Thủ phạm gây ra bệnh giang mai được xác định là loại vi khuẩn có tên là Treponema pallidum. Đây là loại xoắn khuẩn yếu nhưng có sức sống rất dai dẳng. Khi ra bên ngoài cơ thể, chúng có thể tồn tại được khá lâu trong môi trường ẩm ướt.
Khi bị nhiễm bệnh giang mai, các bệnh nhân thường không có biểu hiện ban đầu rõ ràng mà phải có thời gian ủ bệnh khá lâu. Có thể từ 3 – 90 ngày tùy thuộc vào sức đề kháng của cơ thể người bệnh.
Hình ảnh mô tả bệnh giang mai ở vùng kín
Hình ảnh bệnh giang mai ở tay
Hình ảnh bệnh giang mai tại miệng
Xuất hiện các vết loét tại nơi tiếp xúc với mầm bệnh như: vùng kín, miệng, bàn tay…
Hình ảnh săng giang mai
Những vết loét này thường có bề mặt khá nông, hình tròn hoặc hơi tròn, có màu đỏ. Chúng còn được gọi là săng giang mai.
Hình ảnh một đoạn trực tràng bị nhiễm giang mai
Ở nam giới, các săng giang mai thường được tìm thấy ở quy đầu, dương vật, hậu môn, trực tràng…
Khi xuất hiện các tổn thương này, bệnh nhân sẽ không có cảm giác ngứa ngáy hay đau đớn. Đồng thời sau khoảng từ 3 – 6 tuần, các săng giang mai tự động biến mất mà không hề để lại thâm nhiễm nào. Điều này khiến cho nhiều bệnh nhân lầm tưởng là mình đã khỏi bệnh hoàn toàn.
Nếu sau giai đoạn thứ nhất, người bệnh không có sự điều trị kịp thời thì bệnh sẽ nhanh chóng chuyển sang giai đoạn thứ hai.
Hình ảnh các nốt ban giang mai trên khắp cơ thể
Giai đoạn này trên cơ thể của người bệnh sẽ xuất hiện những nốt ban trên khắp cơ thể. Các nốt ban này xuất hiện tiềm ẩn dưới da, có màu hồng nên được gọi là hồng ban. Nếu bạn dùng tay ấn vào chúng sẽ tự động biến mất.
Hình ảnh tổn thương do giang mai tiết mủ
Một thời gian sau, các hồng ban này sẽ liên tục nổi cao trên bề mặt da. Chúng có lớp niêm mạc khá mỏng nên rất dễ bị tổn thương và trầy xước. Nếu bị trầy xước sẽ tiết dịch mủ kèm theo máu.
Một số bệnh nhân còn có hiện tượng nổi hạch ở bẹn, sốt cao…
Đây là giai đoạn cuối cùng của các bệnh nhân bị giang mai. Các xoắn khuẩn giang mai không còn khả năng lây nhiễm sang người khác mà chủ yếu tàn phá cơ thể của người bệnh dưới ba hình thức gồm: giang mai thần kinh, tim mạch và cù giang mai.
Hình ảnh củ giang mai
Trên cơ thể của các bệnh nhân sẽ xuất hiện những hình cầu hoặc mặt phẳng không đối xứng. Chúng xuất hiện với mật độ tương đối dày và ranh giới rõ ràng. Màu sắc của những nốt giang mai trên thường là màu đỏ mận.
Hình ảnh bệnh giang mai ở trẻ sơ sinh
Bệnh giang mai không chỉ xuất hiện ở người lớn, mà thông qua con đường sinh nở bình thường, còn có thể lây nhiễm sang trẻ nhỏ.
Bạn đọc thân mến! Bệnh giang mai là một trong những bệnh xã hội hết sức nguy hiểm. Thông qua nhiều con đường khác nhau, bệnh giang mai có thể trực tiếp gây ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe, khả năng sinh sản và chất lượng cuộc sống của bạn. Chúng tôi cho rằng bên cạnh các phải pháp phòng tránh bệnh giang mai, thì việc tuyên truyền cổ vũ lối sống lành mạnh cũng là một việc làm cần thiết. Nếu bạn còn thắc mắc cần được chúng tôi tư vấn, hãy gọi điện cho chúng tôi thông qua số điện thoại: – 0386.977.199 để được tư vấn bởi các chuyên gia.